Từng bước xây dựng thành công tại Nhật: Toàn bộ về chế độ nghỉ và ngày nghỉ tại Nhật

share 29/04/2021| 135

CO-WELL Will & Way đã quay trở lại, mang đến bạn bài viết tiếp theo trong chuỗi “Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật” gồm 14 bài, tổng hợp toàn bộ những kiến thức và kinh nghiệm, cũng như những bí quyết lớn, nhỏ giúp bạn trong cuộc sống hàng ngày tại Nhật, với nội dung: Toàn bộ về chế độ nghỉ và ngày nghỉ tại Nhật.

Đây là những thông tin bạn nghĩ rằng bạn đã biết, nhưng hãy thử xem xem bạn đã hiểu nó đúng chưa nhé, đặc biệt là về chế độ tính lương và ngày nghỉ bù cho những ngày nghỉ tại Nhật. Hãy cùng khám phá nào!

 

Một năm có bao nhiêu ngày nghỉ tại Nhật?

Theo thống kê, Nhật Bản có tổng cộng 16 ngày nghỉ lễ, hay còn được gọi là Ngày lễ quốc dân/ Ngày lịch đỏ. Tùy thuộc vào tính chất của các ngày nghỉ lễ mà công ty hay nhà nước sẽ quy định những chuỗi nghỉ dài, ngắn khác nhau.

Dưới đây là bảng thống kê số lượng ngày lễ tại Nhật (Theo Wikipedia):

Sự kiện

Sự kiện tiếng Nhật Ngày lịch đỏ
Ngày tết 元日 Ngày 1 tháng 1
Ngày lễ thành nhân 成人の日 Thứ 2 tuần thứ 2 của tháng 1
Ngày quốc khánh/ Ngày kiến quốc 建国記念の日 Ngày 11 tháng 2
Ngày sinh nhật thiên hoàng 天皇誕生日 Ngày 23 tháng 2
Ngày Xuân phân 春分の日 Ngày 20 tháng 3
Ngày Showa 昭和の日 Ngày 29 tháng 4
Ngày hiến pháp 憲法記念日 Ngày 3 tháng 5
Ngày màu xanh みどりの日 Ngày 4 tháng 5
Ngày trẻ em こどもの日 Ngày 5 tháng 5
Ngày của Biển 海の日* Ngày 22 tháng 7
Ngày thể thao スポーツの日* Ngày 23 tháng 7
Ngày của Núi 山の日* Ngày 8 tháng 8
Ngày kính lão 敬老の日 Ngày 20 tháng 9
Ngày Thu phân 秋分の日 Ngày 23 tháng 9
Ngày lễ Văn Hóa 文化の日 Ngày 3 tháng 11
Ngày cảm tạ lao động 勤労感謝の日 Ngày 23 tháng 11

 

Cũng tương tự như Việt Nam, nếu ngày nghỉ lễ rơi vào ngày cuối tuần thì sẽ có ngày nghỉ bù, nhưng rơi vào ngày thứ 7 lại không được nghỉ bù. Những ngày nghỉ lễ san sát nhau sẽ được gộp trở thành kỳ nghỉ lễ dài, đó là lý do chúng ta có Golden Week – Tuần lễ Vàng tại Nhật.

 

Golden week – Tuần lễ vàng – những ngày nghỉ tại Nhật được mong chờ nhất

Đây là một kỳ nghỉ được thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, kéo dài từ cuối tháng 4 cho đến đầu tháng 5, tổng hợp của chuỗi 4 ngày nghỉ quan trọng: Ngày Showa, ngày Hiến pháp, ngày Màu xanh và Ngày trẻ em. Tuần lễ vàng, tiếng Nhật là Ōgon Shūkan, còn được gọi là Ōgata Renkyū, thường là kì nghỉ được mong chờ nhất vì nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoàn toàn, dành trọn ngày nghỉ cho nhân viên của họ.

Ngày nghỉ tại Nhật Co-well Will & Way

Vì là tổng hợp của nhiều ngày lễ quan trọng, Tuần lễ vàng cũng mang đến cho đất nước Nhật Bản những khung cảnh thiên nhiên và cả trang trí lễ hội vô cùng xinh đẹp. Cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm giao giữa xuân và hè, khí hậu ấm áp với hàng trăm loài hoa đua nở. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những dàn hoa tử đằng tím lớn, vườn chi anh và đỗ quyên cũng chọn thời điểm này để nở rộ.

Vì có Ngày Thiếu nhi (Kodomo no Hi) nên không thể thiếu những chiếc cờ cá chép tung bay trên ban công của những gia đình. Theo Wikipedia, Koinobori (鯉幟) – Cờ cá chép là một loại cờ đón gió truyền thống mô phỏng hình dạng cá chép, được tạo ra bởi những mẫu cá chép vẽ trên giấy và trang trí màu sắc sặc sỡ, chất liệu bằng vải hoặc những loại sợi không dệt khác. Hình ảnh koinobori treo đứng trên sào ở trước nhà những người dân tượng trưng cho hình ảnh “cá vượt vũ môn”, bơi ngược dòng thác, được cho là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời.

Việc treo cờ mang ý nghĩa như một nghi thức chúc phúc những bé trai và gửi gắm hy vọng rằng chúng sẽ trưởng thành khoẻ mạnh. Các gia đình Nhật Bản ở đô thị không có sân vườn treo cờ lớn có thể treo trên ban công hoặc cửa sổ.

 

Nếu ngày nghỉ vẫn phải đi làm thì sao?

Nhật Bản vốn nổi tiếng về sự rành mạch, rõ ràng và chi li trong cách tính lương thưởng. Vì thế, trong trường hợp bạn được công ty yêu cầu đi làm vào ngày nghỉ lễ, ngoài phương án trả lương kèm phụ cấp ngày lễ, công ty có thể để xuất về ngày nghỉ bù.

Ngày nghỉ bù cũng có 2 loại riêng biệt, được liệt kê chi tiết từng loại dưới đây.

 

1. Nghỉ bù chuyển đổi

Ngày nghỉ bù chuyển đổi là ngày nghỉ bù mà bạn bắt buộc phải chọn trước khi diễn ra nghỉ lễ. Phương án này gần như là tráo đổi 2 ngày nghỉ cho nhau, với mục đích chính là số lương bạn nhận về sẽ cố định và không có biến đổi dù có đi làm ngoài giờ.

Nếu công ty yêu cầu bạn chọn loại nghỉ bù này thì bạn cần hiểu rằng mình phải làm thủ tục và được nhận những đãi ngộ như sau:

  • Ngày nghỉ bù phải nằm trong cùng tháng với ngày đi làm vào kì nghỉ lễ.

Trong trường hợp ngày nghỉ bù phải để sáng tháng sau (chẳng hạn như ngày đi làm là ngày cuối cùng của tháng) thì phần lương sẽ được trả cho ngày đi làm đó đầy đủ nhưng ngày nghỉ bù tháng sau sẽ không có lương.

  • Đối với dạng nghỉ bù chuyển đổi, lương vẫn sẽ giữ nguyên và khong có trợ cấp nghỉ lễ.

Tuy nhiên, nếu tính tổng thời gian làm việc của tuần (có ngày đi làm vào nghỉ lễ) trên 40 tiếng/tuần thì số giờ dư ra (sau 40 tiếng) sẽ được nhân với trọng số làm ngoài giờ ngày lễ.

Ở Nhật, theo quy định chung thì đi làm vào ngày nghỉ của công ty sẽ được cộng thêm 25% lương, ngày nghỉ theo quy định của Luật Lao động thì được cộng thêm 35% lương. Luật Lao động Nhật chỉ quy định công ty 1 tuần phải có tối thiểu 1 ngày nghỉ, 1 tháng tổng cộng 4 ngày, thông thường là ngày Chủ Nhật (tùy . nhưng cũng tùy quy định cty nữa.(thế nên nhiều trường hợp các cty sẽ cho tráo đổi ngày đi làm trong cùng 1 tuần để tránh quá giờ).

  • Thường để động viên nhân viên, các cty sẽ có chế độ hỗ trợ tiền ăn, thêm khoản thưởng động viên…

  1. Nghỉ bù thay thế
  • Chế độ này có nghĩa là thưởng thêm ngày nghỉ cho những nhân viên đã đi làm vào ngày nghỉ, ngày lễ tết. Có thể hiểu đơn giản là nếu bạn đi làm vào ngày 30/4 thì bạn sẽ được cộng thêm 1 ngày phép vào quỹ ngày phép của mình. Tuy nhiên ngày nghỉ phép bù này có thể chỉ được sử dụng trong tháng hoặc có thể cộng dồn như phép bình thường, tùy theo chế độ công ty.
  • Đối với cách tính lương của Nghỉ bù thay thế cũng tương tự như Nghỉ bù thay đổi, khác một điều đó là đi làm ngày nghỉ nào sẽ được tính tiền lương ngày đó. Để phòng chống nhân viên làm quá giờ, các công ty thường quy định chỉ được hưởng ngày nghỉ bù trong cùng 1 tháng, nếu lấy ngày nghỉ bù vào tháng sau thì sẽ bị tính thành nghỉ không lương (hoặc tính sang ngày quỹ nghỉ phép chính chứ không phải nghỉ bù thay thế).
  • Trừ những công ty có quy định riêng, theo luật Lao động thì các công ty không có nghĩa vụ phải bảo đảm nhân viên nhận được loại ngày nghỉ bù này. Nên nếu bạn không sử dụng ngày nghỉ theo quy định thì đồng nghĩa với việc bạn mất quyền lợi này

 


Posted in IT knowledge, Japan Culture, Office Working, Uncategorized share

Other News & Blog

Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật – Xử lý tình huống khi chuyển việc tại Nhật?

Tìm việc tại Nhật không phải là chuyện đơn giản, và chuyển việc tại Nhật cũng là kéo theo khá nhiều vấn đề phát sinh, nhất ...

View more

Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật – Thế nào là một công việc tiềm năng?

Tiếp nối chuỗi bài viết mang tên “Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật” gồm 14 bài, tổng hợp toàn bộ những ...

View more

Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật – Làm sao để chuyển việc?

CO-WELL Will & Way đã quay trở lại, mang đến bạn bài viết thứ 3 trong chuỗi “Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại ...

View more

ERGONOMICS – BÍ KÍP LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH CHO LẬP TRÌNH VIÊN

Công nghệ phục vụ con người, nhưng cũng làm con người trở nên lệ thuộc và gặp nhiều vấn đề với nó. Theo một nghiên cứu ...

View more