6 bước đơn giản để trở thành lập trình viên full-stack

share 30/11/2020| 187

Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ ngày nay, các nhà phát triển phần mềm đang có xu hướng phát triển kỹ năng toàn diện ở cả front-end và back-end. Và tên gọi lập trình viên full-stack được ra đời để chỉ nhóm lập trình viên có đầy đủ kỹ năng xây dựng lên một website hoàn thiện. Rất nhiều lập trình viên coi lập trình viên full-stack như một mục tiêu nghề nghiệp để họ chinh phục nhưng không phải ai cũng làm được. Vậy thì bạn cần làm gì để trở thành lập trình viên full-stack toàn năng? Cùng CO-WELL Will & Way giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây ngay nhé.

Thế nào là lập trình viên full-stack?

Hiểu một cách chung nhất thì lập trình viên full-stack là những người phụ trách cả phần front-end (giao diện, thiết kế) và phần back-end (thiết kế các database, API,…) của một trang web hay một phần mềm. Như vậy, những người làm việc ở vị trí này sẽ có hiểu biết và kinh nghiệm về đa dạng các yếu tố như: server, hosting, cơ sở dữ liệu, các loại ngôn ngữ back-end (PHP, Java) và front-end (HTML, CSS, Javascript,…). Không chỉ vậy, các nhà phát triển full-stack còn có thể có khả năng thiết kế UX, UI và phụ trách làm việc với khách hàng (nhận các yêu cầu từ khách hàng, viết các tài liệu kỹ thuật,…).

 

Lập trình viên full-stack

Theo khảo sát của Stack Overflow năm 2020, tỷ lệ lập trình viên full-stack đã chiếm khoảng 54%

Lợi ích khi trở thành một lập trình viên full-stack

Cơ hội tìm việc cao hơn

Đây là điều khá dễ hiểu đối với các lập trình viên full-stack. Do sở hữu một bộ kỹ năng (skill-set) rộng, am hiểu đa dạng lĩnh vực nên họ có cơ hội tìm kiếm công việc cao hơn. Những công ty, doanh nghiệp nhỏ hay các start-up thường muốn thuê các nhà phát triển full-stack hơn bởi họ có thể đảm nhận công việc của nhiều người. Ở giai đoạn đầu phát triển, các start-up thường ưu tiên những nhà phát triển đa zi năng, có cái nhìn tổng thể.

Cơ hội thăng tiến dễ dàng hơn

Vì có cái nhìn tổng thể và am hiểu hệ thống nên những nhà lâp trình full-stack sẽ có cơ hội dễ dàng để phát triển lên những vị trí cao hơn như Team Lead, Project Manager,….Việc hiểu biết cả front-end, back-end và design cũng giúp họ có thế dễ dàng hiểu được công việc của các thành viên khác trong cùng đội dự án. Từ đó giúp cho việc giao tiếp trong nhóm được trôi chảy hơn. Chính kiến thức chuyên môn rộng cùng khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho họ thăng tiến tốt hơn.

Cơ hội được nhận mức lương cao hơn

Hiển nhiên, với khả năng bao phủ được nhiều mảng lập trình thì các nhà phát triển full-stack luôn có cơ hội nhận mức lương tốt hơn. Đương nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối vì bất cứ lập trình viên front-end và back-end nào có chuyên môn tốt và kinh nghiệm lâu năm đều có thể nhận mức lương cao.

Lương lập trình viên full-stack

Cũng theo Stack Overflow, mức lương trùng bình mỗi năm của vị trí full-stack rơi vào khoảng $54,000 – một con số không hề nhỏ.

Những khó khăn đối với lập trình viên full-stack

Bất kỳ thứ gì cũng có 2 mặt. Với một công việc lý tưởng như lập trình viên full-stack, chắc chắn họ sẽ vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình làm việc.

Tính linh hoạt

Việc phát triển full-stack đòi hỏi tính linh hoạt rất cao. Trong khi thông thường, các định kiến (mindset) của các nhà phát triển front-end và back-end lại khá khác nhau. Điều này dẫn đến việc các nhà phát triển full-stack có thể gặp phải các lỗi (bugs). Việc xảy ra lỗi gần như rất khó tranh khỏi bởi mức độ ưu tiên cho front-end và back-end của các dự án, phần mềm khác nhau cũng rất khác nhau. Hiểu đơn giản là, trong một vài phần mềm, một giao diện đẹp và nhiều chức năng cầu kỳ sẽ đòi hỏi back-end phức tạp với nhiều dữ liệu cần quản lý hơn. Ngược lại, để có thể đơn giản hóa back-end thì front-end cũng không thể có nhiều thao tác cần thiết cho người dùng.

Kiến thức sâu – rộng

Thêm vào đó, một nhà phát triển full-stack chỉ có kinh nghiệm trong một vài công nghệ và thông thạo một số lượng vừa phải ngôn ngữ lập trình của cả back-end và front-end. Chính những hiểu biết rộng nhưng không quá sâu lại khiến cho họ trở nên kém nổi bật khi ứng tuyển vào vị trí đòi hỏi kiến thức đặc thù cao.

Công việc tại các công ty lớn

Những công ty công nghệ lớn thì lại thường có xu hướng không thuê các lập trình viên full-stack. Họ yêu cầu rất khắt khe với những lĩnh vực cụ thể về mặt kiến thức và kinh nghiệm để có thể xử lý nhiều trường hợp phức tạp. Với sự phát triển ngày một tối tân của công nghệ thì những vị trí với yêu cầu như vậy sẽ còn tăng lên trong tương lai.

Người lập trình viên full-stack cần có những phẩm chất gì?

Tinh thần học hỏi 

Như đã đề cập ở trên, lượng kiến thức và kỹ năng mà một lập trình viên full-stack cần có gần như là khổng lồ. Bởi thế, nếu muốn theo đuổi nghề nghiệp này, bạn cần có tinh thần ham học hỏi và không ngại học những thứ mới. Không chỉ thế, những kiến thức học được cũng cần phải liên tục được cập nhật để bạn không bị tụt hậu về công nghệ.

Tinh thần trách nhiệm

Vì phải gánh vác toàn bộ sản phẩm, nên người lập trình full-stack cần có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ứng dụng, trang web, phần mềm đều do bản thân tự “nhào nặn” nên, bởi thế, họ luôn cần có sự cẩn trọng, có trách nhiệm cao trong từng sản phẩm của mình.

Khả năng giao tiếp tốt

Chính vị trí lập trình full-stack đã giúp cho lập trình viên có cơ hội giao tiếp với nhiều thành viên trong đội dự án phát triển phần mềm hơn. Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng “dân IT chỉ cần biết code”, các lập trình viên full-stack lại phải làm việc với rất nhiều đồng nghiệp, thậm chí làm việc với khách hàng. Họ sẽ phải đảm bảo việc giao tiếp và thấu hiểu được trôi chảy trong đội, cũng như để khách hàng hiểu được ý tưởng, tiến độ của dự án.

làm việc nhóm
              Các kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm) vô cùng quan trọng với lập trình viên

6 bước để trở thành lập trình viên full-stack

Bước 1. Học các ngôn ngữ lập trình cần thiết

Một cách cơ bản, người lập trình full-stack cần có kiến thức về những ngôn ngữ sau:

  • HTML/CSS: Đây là những công nghệ sử dụng để xây dựng nên website. HTML là được dùng để nhập nội dung vào trang web còn CSS là một công cụ thiết kế được sử dụng để thay đổi giao diện của các ứng dụng web. Cả hai đều là những công cụ cần thiết cho một nhà phát triển full-stack và thường sẽ được dạy trong tất cả các khóa học dành cho những người mới làm quen với lập trình.
  • JavaScript: Đây cũng là loại ngôn ngữ không thể thiếu với các lập trình viên. JavaScript được sử dụng trong cả quá trình phát triển front-end và back-end. Đa số các trình duyệt đều được xây dựng dựa trên JavaScript và công cụ này cũng có thể được sử dụng làm ngôn ngữ máy chủ.
  • Các công nghệ phục vụ cho phát triển back-end: Sau khi thành thạo HTML / CSS và JavaScript, bạn cần học ít nhất một ngôn ngữ được sử dụng để coding phần back-end. Các chức năng trong back-end của ứng dụng web là vận hành cơ sở dữ liệu (database operations), xác nhận người dùng (user validation) và vận hành logic (logical operations).

Trong các khóa học online hay offline cho công cụ back-end, họ thường dạy các công nghệ phục vụ cho mảng này như: PHP, Java, Python hoặc SQL. Ở giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ học một trong các ngôn ngữ là đủ nhưng bạn phải thành thạo nó.

 

Ngôn ngữ cho lập trình viên full-stack
                                               3 loại ngôn ngữ nền tảng cho các lập trình viên

Bước 2: Hoàn thiện kiến ​​thức

Để hiểu các kiến thức phức tạp, bạn cần chắc chắn về các nguyên tắc cơ bản. JavaScript & HTML / CSS là nền tảng của phát triển website và ứng dụng web. Đối với bất kỳ người nào mới làm quen với các loại ngôn ngữ này, bạn nên hiểu rõ về tất cả các khía cạnh của chúng.

Hãy thường xuyên cập nhật và kiểm tra kiến ​​thức của bạn. Bạn có thể tạo các trang web thử nghiệm và áp dụng các khái niệm đã học được học. JavaScript thông thường được sử dụng trong 99% các ứng dụng web. Hãy cố gắng để thành thạo công cụ này.

Kiến thức về lập trình có thể giúp cải thiện kỹ năng coding của bạn. Một số lý thuyết và kiến ​​thức cần có trước khi bắt tay vào các quá trình phát triển phần mềm, website là:

  • Máy chủ (server) và chức năng của máy chủ
  • Các loại mạng (networks)
  • Môi trường của web-hosting
  • Các thuật toán và công thức của chúng
  • Cấu trúc dữ liệu (kiểu, thuộc tính và cách sử dụng)
  • Công nghệ lập trình
  • Cơ sở dữ liệu (database) và việc quản lý cơ sở dữ liệu

Bước 3: Làm quen với tất cả nhưng thành thạo một loại công nghệ

Khi phạm vi nghiên cứu của bạn mở rộng, bạn sẽ nhận ra rằng bản thân có rất nhiều thứ cần học. Vì vậy khả năng để trở nên thành thạo tất cả là không thể. Rất nhiều lập trình viên đã “đứt gánh giữa đường” chỉ vì họ cố gắng để học quá nhiều thứ, dẫn đến chán nản và bỏ cuộc. Ở giai đoạn đầu khi làm quen với lập trình full-stack, bạn không nhất thiết phải tốn công sức và thời gian như vậy. Bạn chỉ nên thành thạo một loại công nghệ, ngôn ngữ và hiểu bản chất của các ngôn ngữ còn lại để có thể tìm hiểu sâu hơn và sử dụng khi công việc đòi hỏi

Khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, việc thành thạo một loại công nghệ mà bạn đã biết từ trước cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hãy chăm chỉ học tập một loại công nghệ mà bạn cho là phổ biến và cần sử dụng nhiều nhất ở lĩnh vực bạn đang làm và được đòi hỏi nhiều nhất từ phía công ty cũng như khách hàng của bạn. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục được nhược điểm kiến thức rộng nhưng không sâu của một lập trình viên full-stack đã được để cập ở trên, từ đó dễ dàng tìm kiếm công việc như ý ở nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Bước 4: Không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức

Với lập trình viên full-stack, kiến thức không bao giờ là đủ và bạn luôn cần làm tốt, làm mới những hiểu biết của mình.

Ngay cả khi bạn đã có vốn kiến thức vừa đủ trong quá trình làm việc, bạn vẫn cần sẵn sàng để tiếp tục học hỏi những công nghệ mới để không trở nên tụt hậu. Với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại 4.0 và sắp tới là 5.0, công nghệ mới liên tục và đời và thay thế các thế hệ cũ. Nhà phát triển full-stack luôn cần phải bám sát những thay đổi này. Hiện nay có rất nhiều những khóa học trực tuyến có thể giúp bạn học tập dễ dàng để không ngừng nâng cao các kỹ năng. Một số tổ chức cung cấp các khóa học công nghệ trực tuyến phổ biến có thể kể đến là:

Lưu ý: Giữa rất nhiều lựa chọn để học lập trình, bạn nên cảnh giác với những lời mời gọi như “học mọi thứ chỉ trong…giờ” kèm theo đó là một mức phí đắt đỏ. Bởi vì, như đã đề cập, bạn không bao giờ có thể học mọi thứ.

Vì mục tiêu là học lý thuyết và tiếp xúc thực tế trong thời gian ngắn nhất có thể để tiết kiệm thời gian cho bạn, hãy chọn các khóa học cung cấp:

  • Sự tư vấn bởi lập trình viên hiểu biết và có kinh nghiệm.
  • Lịch học linh hoạt và phù hợp với bạn.
  • Các dự án thực tế được đưa vào thành một phần của chương trình giảng dạy.
  • Dạy kèm và giải đáp riêng (theo cá nhân hoặc theo nhóm) để làm rõ những thắc mắc của bạn.

Bước 5: Tiếp xúc thực tế

Sau khi bạn hiểu rõ về các công nghệ cần thiết – HTML / CSS, JavaScript, lập trình back-end, cơ sở dữ liệu và HTTP,…Phần khó khăn, nhiều thử thách nhất đã đến: sử dụng tất cả kiến ​​thức này trong một ứng dụng. Đối với công đoạn này, bạn cần biết:

  • Cách xây dựng cấu trúc code cho đúng.
  • Các cách để tách các tập tin.
  • Môi trường để lưu trữ các tệp phương tiện (media files) lớn.
  • Các cấu trúc dữ liệu phù hợp để sử dụng.
  • Vị trí của từng tác vụ tính toán (phía máy khách hoặc phía máy chủ).

Kiến thức lý thuyết có thể thu được bằng cách đọc tài liệu trực tuyến, nhưng để hiểu đúng kiến ​​trúc của ứng dụng, bạn phải triển khai một ứng dụng web thực tế.

Làm việc với một nhóm lập trình là cách lý tưởng để thực hiện điều này, mặc dù bạn cũng có thể phát triển ứng dụng một mình. Cách này sẽ cải thiện kỹ năng cần thiết cho bạn để sử dụng trong những dự án thực tế, bằng cách sử dụng bộ công cụ ngôn ngữ của một nhà phát triển full-stack.

Một số công ty có thể yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ về khoa học máy tính để ứng tuyển vào vị trí này, nhưng hầu hết sẽ bỏ qua trình độ học vấn nếu ứng viên có thể thể hiện khả năng viết code cần thiết.

Bước 6: Bổ sung thêm chuyên môn và các mối quan hệ

Chuyên môn

Hãy cố gắng tham gia và những dự án mà yêu cầu sử dụng ngôn ngữ, công nghệ nằm ngoài chuyên môn của bạn. Đây chính là cách nhanh nhất để bạn học hỏi thêm một loại công nghệ mới, cũng như rèn luyện kinh nghiệm triển khai dự án. Bằng cách này, bạn sẽ nâng cao được kỹ năng và có cơ hội đóng góp nhiều hơn trong các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, bước này chỉ nên được thực hiện khi bạn đã thành thào với ngôn ngữ và lĩnh vực của riêng mình, tránh nhồi nhét quá nhiều để rồi không thể xuất chúng trong bất kỳ ngôn ngữ nào.

Network

Không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, bạn cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt với những nhà phát triển cùng làm việc với mình và những bạn tình cờ quen biết. Với đội dự án, việc có mối quan hệ tốt giúp bạn dễ dàng giao tiếp và trao đổi công việc, từ đó hoàn thành dự án một các hiệu quả hơn. Còn với các đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực CNTT, đây sẽ là nguồn để bạn học hỏi, trau dồi thêm, bởi “học thầy không tày học bạn”. Hãy kết nối với họ qua các phương tiện truyền thông, các diễn đàn công nghệ như Facebook, LinkedIn, Stack OverFlow hay những diễn đàn khác mà bạn có thể tìm thấy trên Google. Cũng đừng quên liên tục nâng cấp profile online của bạn để dễ dàng kết nối với những người xuất sắc trong ngành.

 

                                  Các lập trình viên nên biết sử dụng mạng xã hội và Internet để mở rộng network

Kết

Bạn thấy đấy, việc trở thành lập trình viên full-stack thực ra không khó như bạn nghĩ. Hay nói đúng hơn, nếu bạn muốn học và biết cách học đúng thì khả năng theo đuổi con đường này của bạn là không hề nhỏ. Hành trình này có thể khá chông gai ở giai đoạn đầu, khi mà bạn thấy bị choáng ngợp bởi lượng thông tin và kiến thức cần nạp vào. Tuy nhiên, khi thời gian qua đi, những kinh nghiệm bạn có được khiến cho quá trình học của bạn dễ dàng hơn. Việc nâng cấp bộ kỹ năng (skill-set) của bạn sẽ không còn khó khăn như ban đầu.

Thành quả bạn nhận được sẽ rất xứng đáng bởi một khi đã hiểu rõ về mọi khía cạnh của một dự án, từ khâu tư vấn, đến triển khai, vận hành, thì bạn sẽ trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ tổ chức công nghệ nào. Không chỉ có kết quả tốt hơn ở hiện tại, thể hiện qua mức lương, sự thăng tiến mà công việc lập trình viên full-stack còn mang cho bạn nhiều cơ hội hơn trong tương lai, chính nhờ tính linh hoạt và thích nghi cao với sự xoay vần của công nghệ mà bạn tích lũy được.

Liên hệ với CO-WELL Will & Way

Nếu bạn còn thắc mắc về công việc cũng như cơ hội làm việc ở vị trí này, hay bất kỳ vị trí nào khác trong lĩnh vực phát triển phần mềm, hãy liên hệ ngay với CO-WELL Will & Way để được nhận tư vấn. Will & way là kênh tuyển dụng nhân sự chất lượng, hướng đến lĩnh vực công nghệ thông tin và thị trường Nhật Bản. Đây là nền tảng giúp kết nối các nhà tuyển dụng đang có nhu cầu với những ứng viên đầy tiềm năng. Dù bạn là thực tập sinh hay đang là chuyên gia trong lĩnh vực CNTT, Will & Way sẽ tư vấn và giới thiệu một công việc phù hợp nhất cho bạn.


Cơ hội kiếm thêm thu nhập với chế độ cộng tác viên tuyển dụng vô cùng hấp dẫn.

CO-WELL Will & Way – Dịch vụ Tư vấn và Tuyển dụng nhân sự chất lượng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhóm Việc làm IT. Không chỉ cung cấp các thông tin và kiến thức về IT, văn hóa Nhật Bản,.. Will & Way còn cung cấp việc làm ITtuyển lập trình viêntuyển nhân viên IT cho các công ty chuyên phát triển về lĩnh vực phần mềm máy tính, điện thoại, lập trình viên,… cho các công ty IT tại Nhật Bản

Website: https://willandway.vn/

Fanpage: willandway.cowell


Posted in Discovery, IT knowledge, Uncategorized share

Other News & Blog

Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật – Xử lý tình huống khi chuyển việc tại Nhật?

Tìm việc tại Nhật không phải là chuyện đơn giản, và chuyển việc tại Nhật cũng là kéo theo khá nhiều vấn đề phát sinh, nhất ...

View more

Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật – Thế nào là một công việc tiềm năng?

Tiếp nối chuỗi bài viết mang tên “Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật” gồm 14 bài, tổng hợp toàn bộ những ...

View more

Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại Nhật – Làm sao để chuyển việc?

CO-WELL Will & Way đã quay trở lại, mang đến bạn bài viết thứ 3 trong chuỗi “Từng bước xây dựng thành công khi làm việc tại ...

View more

Từng bước xây dựng thành công tại Nhật: Toàn bộ về chế độ nghỉ và ngày nghỉ tại Nhật

CO-WELL Will & Way đã quay trở lại, mang đến bạn bài viết tiếp theo trong chuỗi “Từng bước xây dựng thành công khi làm việc ...

View more